Friday, 19 October 2018

Đế quốc Áo-Hung – Wikipedia tiếng Việt





























Đế quốc Áo-Hung
Tên đầy đủ
Österreich-Ungarn (Đức)
Osztrák–Magyar Monarchia (Hungary)
Đế quốc






Đại quốc kỳ
Đại quốc huy
Khẩu hiệu
Indivisibiliter ac Inseparabiliter
"Không phân rã và li khai"
Quốc ca
Gott erhalte, Gott beschütze, Unsern Kaiser, unser Land!
"Chúa phù hộ, Chúa che chở, Hoàng đế ta, Tổ quốc ta !"

Vị trí của Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.


Thủ đô
Viên, Budapest
Ngôn ngữ
Đức
Hungary, Séc, Slovak, Serbia, Croatia, Bosnia, Slovenia, Ba Lan, Ukrainia, Ruthenia, Rusyk, Romania, Ý, Roma
Tôn giáo
Công giáo La Mã
Chính quyền
Quân chủ
Hoàng đế-vua
 • 
1848–1916
Franz Joseph I
 • 1916–1918
Karl I
Giai đoạn lịch sử
Chủ nghĩa đế quốc mới
 • Thỏa hiệp 1867
29 tháng 5 1867
 • Tiệp Khắc độc lập
28 tháng 10 1918
 • Nam Slavơ độc lập
29 tháng 10 1918
 • Giải thể
31 tháng 10 1918
 • Hòa ước giải thể¹
năm 1919 & năm 1920
Diện tích
 • 1910
676,615 km² (261 sq mi)
Dân số
 • 
1910 (ước tính)
51,390,223 
      Mật độ
0,1 /km²  (0,2 /sq mi)
Tiền tệ
Gulden
Krone (từ 1892)

1) Hòa ước Saint-Germain ký ngày 10 tháng 9 năm 1919 và Hòa ước Trianon ký ngày 4 tháng 6 năm 1920.

Đế quốc Áo-Hung, còn gọi là Nền quân chủ kép, Quốc gia kép là quốc gia phong kiến theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Đức trị vì. Đế quốc Áo-Hung được thành lập dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áo và vương quốc Hungary vào năm 1867 và lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau mà bây giờ là lãnh thổ của nhiều quốc gia ngày nay như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Croatia và một phần lãnh thổ của Serbia, România, Ba Lan, bao gồm 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích đứng thứ hai châu Âu[1] (sau đế quốc Nga) và dân số đứng thứ ba châu Âu (sau đế quốc Nga và đế quốc Đức). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Áo-Hung tham gia phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận và đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Habsburg ở châu Âu.





Đế quốc Áo-Hung thuộc quyền cai trị của nhà Habsburg, một trong những vương triều có lịch sử thống trị dài nhất châu Âu. Tổ tiên của vương triều này là một lãnh chúa phong kiến của vương quốc Frank. Đến đầu thế kỷ 19, phần lớn các Hoàng đế La Mã Thần thánh thuộc dòng họ Habsburg. Dòng họ này luôn mở rộng lãnh địa bằng các cuộc hôn nhân và lần lượt chiếm được Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý,…

Đến thế kỷ 18 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu mà đỉnh điểm là các cuộc cách mạng tư sản lần lượt lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh, Pháp dẫn đến việc nhà Habsburg ngày càng suy yếu. Cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 mà kết quả là Áo bị Phổ đánh bại, buộc lòng phải rút khỏi Liên bang Đức. Trước hoàn cảnh đó, nhà Habsburg buộc phải liên kết với Vương quốc Hungary để giữ được quyền thống trị của mình ở châu Âu và tạo thành đế quốc Áo-Hung. Mùa xuân năm 1867, Áo và Hungary đi đến hiệp nghị:


  • Áo cải tổ thành nước quân chủ gọi là đế quốc Áo-Hung, lấy sông Donau làm ranh giới trong đó đế quốc Áo bao gồm Áo, Séc, Slovenia; vương quốc Hungary bao gồm Hungary, Slovakia, Croatia. hoàng đế Áo-Hung là Franz Joseph I kiêm luôn ngôi vua Hungary.


Do lãnh thổ trải dài nên đế quốc Áo-Hung tồn tại nhiều dân tộc. Ngoài 2 dân tộc chính là người Áo và người Hungary còn có các dân tộc khác như người Tiệp Khắc, người Slovak, người Serb, người Croatia, người Ba Lan, người Romania, người Đức, người Ukraina,… Do tồn tại nhiều dân tộc nên đế quốc Áo-Hung cũng sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Giống như đế quốc Nga, đế quốc Áo-Hung cũng thi hành 1 chính sách áp bức dân tộc hết sức tàn khốc, các dân tộc bị đế quốc Áo-Hung đối xử tàn bạo và chịu nhiều khinh rẻ nên cũng như Đế quốc Nga, đế quốc Áo-Hung được gọi là "nhà tù của các dân tộc". Tuy nhiên, kể từ khi Nikolai II làm Hoàng đế Nga, Nga đã thi hành chính sách tự do dân tộc hơn, nhưng Áo-Hung vẫn không thay đổi.



Dù có nền kinh tế hết sức lạc hậu và mâu thuẫn dân tộc gay gắt nhưng Đế quốc Áo-Hung lại muốn bành trướng lãnh thổ, nhất là khu vực Balkan. Năm 1882, Đế quốc Áo-Hung gia nhập Liên minh Trung tâm cùng Đế quốc Đức và Ý. Tham vọng của Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là làm chủ khu vực Balkan và giữ lại vai trò cường quốc của mình ở châu Âu. Mục tiêu trước hết của Áo-Hung là phải tiêu diệt Serbia.

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo-Hung là Franz Ferdinand bị một phần tử khủng bố Serbia ám sát tại Sarajevo, Bosnia. Ngày 23 tháng 7, Áo-Hung gửi tối hậu thư cho Serbia và đến ngày 28 tháng 7, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Trong chiến tranh, Đế quốc Áo-Hung đánh nhau với Serbia ở Chiến trường Balkan, Đế quốc Nga ở Chiến trường Đông Âu và Ý ở Chiến trường Nam Âu. Quân đội Áo-Hung liên tiếp bại trận trên các chiến trường, đặc biệt là chiến trường Đông Âu mà tiêu biểu là bại trận trước quân Nga tại Galicia năm 1916. Năm 1916, hoàng đế Franz Joseph I qua đời, Karl I lên ngôi vua. Ngày 3 tháng 11 năm 1918, Đế quốc Áo-Hung đầu hàng và tan rã không lâu sau đó.



Đầu năm 1918, làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đòi chấm dứt chiến tranh và độc lập cho các dân tộc đang chịu sự áp bức của nhà Habsburg ngày càng lan rộng. Ngày 16 tháng 10, hoàng đế Karl I ra tuyên bố cải cách Đế quốc Áo-Hung thành 1 liên bang các quốc gia dân tộc và trao quyền tự quyết cho các dân tộc. Tuy nhiên những cải cách này đã không cứu vãn được tình thế. Ngày 28 tháng 10, Tiệp Khắc tuyên bố tách khỏi Đế quốc Áo-Hung. Cùng ngày tại thủ đô Viên xảy ra 1 cuộc tổng đình công của công nhân Áo đòi chấm dứt chiến tranh. Ngày 29 tháng 10, lợi dụng những thất bại của Quân đội Áo-Hung trong cuộc chiến và không khí cách mạng dâng cao ở Viên, những dân tộc Slavơ phía nam tuyên bố tách khỏi Đế quốc Áo-Hung và thành lập nhà nước của người Serb, người Croatia và người Slovenia. Ngày 21 tháng 10, các nghị sĩ hạ viện Áo tuyên bố thành lập Quốc hội lâm thời. Thất bại của Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã góp phần làm tan rã Đế quốc Áo-Hung. Ngày 11 tháng 11 năm 1918, cách mạng ở Đức lật đổ chế độ quân chủ, Chính phủ mới của Đức đầu hàng và Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Trước tin đó, hoàng đế Karl I đã tuyên bố thoái vị và chạy trốn khỏi Viên. Hiệp ước Véc-xay ngày 10 tháng 9 năm 1919 đã tách đế quốc Áo-Hung thành 2 quốc gia Liên bang Cộng hoà Áo và Cộng hòa Hungary. Ngày 12 tháng 11, Quốc hội lâm thời của Áo tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Áo, chấm dứt hoàn toàn sự thống trị của nhà Hasburg.

Trong khi đó Hungary cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh do đó nhân dân Hungary cũng bất mãn với Đế quốc Áo-Hung. Đầu tháng 10 tin quân đội Áo-Hung thảm bại ở Ý càng làm nhân dân Hungary thêm căm phẫn. Ngày 31 tháng 10 năm 1918, công nhân và binh lính Hungary tiến hành khởi nghĩa ở Budapest. Binh lính Áo-Hung vứt bỏ quân hiệu vào thùng rác, tước vũ khí sĩ quan rồi tham gia khởi nghĩa cùng nhân dân. Những người khởi nghĩa nhanh chóng các vị trí quan trọng trong thành phố và đòi thiết lập nhà nước Cộng hòa Hungary độc lập. Một chính phủ liên hiệp đã được thành lập do Micha Karoli đứng đầu. Ngày 16 tháng 11, nước cộng hòa vô sản Hungary tuyên bố thành lập, nhà Hasburg bị lật đổ và Đế quốc Áo-Hung cũng chính thức chấm dứt sự tồn tại sau 51 năm và trên vùng lãnh thổ của Đế quốc Áo-Hung xây dựng nên 3 quốc gia: Áo, Hungary và Tiệp Khắc, một phần đất của Ba Lan và Nam Tư.





  1. ^ Max-Stephan Schulze (1996). Engineering and Economic Growth: The Development of Austria-Hungary's Machine-Building Industry in the Late Nineteenth Century Frankfurt am Main: Peter Lang. p. 295.




No comments:

Post a Comment