Friday, 19 October 2018

Henri III của Pháp – Wikipedia tiếng Việt


Henri III (1551-1589) là vua của Ba Lan (1573-1574) và vua của Pháp (1574-1589). Ông là vị vua cuối cùng của nhà Valois của Pháp.

Henri III sinh ngày 19 tháng 9 năm 1551 tại Fontainebleau, là con trai thứ tư của vua Henri II của Pháp và hoàng hậu Catherine de Médicis, được đặt tên là Alexandre-Édouard và tước hiệu Quận công của Angoulême. Năm 1560, khi anh trai của ông là vua Charles IX của Pháp lên ngôi, ông trở thành Quận công của Orléans. Ngày 8 tháng 2 năm 1566, ông trở thành Quận công của Anjou.

Ngày 11 tháng 5 năm 1573, ông được phong làm vua của Ba Lan với tên Henryk Walezy (Henri de Valois trong tiếng Ba Lan). Ông trị vì Ba Lan từ 24 tháng 1 đến 18 tháng 6 năm 1574. Ngày 30 tháng 5 năm 1574, sau cái chết của người anh là vua Charles IX, ông rời Ba Lan về Pháp để tranh ngôi vua. Ông lên ngôi vua Pháp ngày 13 tháng 2 năm 1575 lấy hiệu Henri III. Ngày 15 tháng 2, ông cưới Louise de Lorraine làm hoàng hậu.

Lên ngôi vua Pháp, Henri thừa kế một vương quốc bị phân chia mà quyền lực của nhà vua chỉ được thừa nhận phần nào. Triều đại của ông được đánh dấu bởi các vấn đề nghiêm trọng về tôn giáo, chính trị, và kinh tế. Bốn cuộc chiến tôn giáo đã xảy ra trong thời gian ông ở ngôi. Henri III phải đối mặt với các đảng phái tôn giáo và chính trị được hỗ trợ bởi các thế lực nước ngoài. Ông qua đời tại Saint-Cloud ngày 2 tháng 8 năm 1589 khi bị tu sĩ Jacques Clement ám sát.







Ô môi (thực vật) – Wikipedia tiếng Việt



Ô môi là loài thực vật có danh pháp khoa học: Cassia grandis L.f., thuộc phân họ Vang.





Cây gỗ trung bình, cao 10 – 20 m, phân cành lớn, mọc ngang thẳng, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim với 8 - 20 đôi lá phụ dạng thuôn dài tròn cả hai đầu, dài 7–12 cm, rộng 4–8 cm, có phủ lông mịn, màu xanh bóng, gân rõ. Cụm hoa nở rộ khi lá rụng, dạng chùm dài mang hoa lớn, xếp thưa, màu hồng đậm, thõng xuống. Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Quả hình trụ dẹt dài 40–60 cm, cong như lưỡi liềm, đường kính 3–4 cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt màu vàng cứng, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc.



Cây có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ, được trồng làm cây lấy bóng mát, hoa đẹp ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, ô môi trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.



Hoa ô môi ở miền nam Việt Nam.

Cây làm cảnh vì hoa đẹp.

Cơm quả dùng ăn chơi hoặc ngâm rượu làm thuốc có tác dụng giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương, nhức mỏi.

Hạt ô môi ngâm nước nóng tới khi lớp vỏ cứng bong mềm ra, lấy nhân bên trong, đem nấu với nước đường cho mềm, dùng trong chè giải khát, tương tự như các loại hạt trong sâm bổ lương.

Cao cơm quả ô môi là thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.

Lá ô môi dùng tươi đem giã nát, xát vào những vết hắc lào, lở ngứa, có thể chữa khỏi. Lá ô môi sắc nước làm thuốc cũng có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi như cơm quả.

Với nhiều công dụng làm thuốc, cây ô môi còn được ví như là Canh ki na của Việt Nam, khiến nhiều người lầm tưởng cây ô môi là cây Canh ki na.






The Pussycat Dolls – Wikipedia tiếng Việt


Pussycat Dolls

Pussycat Dolls 2008.jpg
The Pussycat Dolls biểu diễn tại Los Angeles - 03/13/2008.
Thông tin nghệ sĩ
Nghệ danh
PCD
Nguyên quán
Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Thể loại
Pop, dance-pop, R&B
Năm hoạt động
2003-nay
Hãng đĩa
A&M, Interscope
Hợp tác với
Girlicious, Eden's Crush, Carmit Bachar, Chelsea Korka
Website
www.pcdmusic.com
Thành viên hiện tại

Nicole Scherzinger (2003-nay), Melody Thornton (2003-nay), Jessica Sutta (2002-nay), Ashley Roberts (2001-nay), Kimberly Wyatt (2003-nay)
Cựu thành viên

Carmit Bachar (1995-2008)[1][2], Carmen Electra (2001-2004), Chelsea Rafanan, Cyia Batten (1995-2004), Erika Le, Staci Flood (1995-2003), Kasey Campbell (1996-2004), Lindsley Allen, Kaya Jones (2003-2004), Rachel Sterling, Nadine Ellis, Rebecca Pickering, Kiva Dawson, Etty Lau Farrell (2002), Erica Gudis, Christina Applegate, Asia Nitollano (2007)

The Pussycat Dolls hiện là một ban nhạc pop nữ nổi danh của thế giới được khá nhiều người biết đến.

Được thành lập bởi Robin Antin vào năm 1995 tại Las Vegas, ban nhạc này khi mới ra chỉ là một ban nhạc vô danh và mô hình của ban nhạc nữ này cũng giống như Destiny's Child, ban nhạc đình đám nhất lúc bấy giờ. Đến năm 2001, ban nhạc đã có 5 thành viên nhưng vẫn chưa có bài hát nào cả. Đến năm 2003, Nicole Scherzinger, một thành viên của Eden's Crush, sau khi chiến thắng tại chương trình Popstars, đã về đầu quân cho The Pussycat Dolls và cô chính thức là trưởng nhóm cho The Pussycat Dolls từ đó. Và nhóm chính thức có 6 thành viên: Nicole Scherzinger, Carmit Bachar, Kimberly Wyatt, Ashley Robert, Jessica Sutta và Melody Thornton. Năm 2003,ca khúc Sway (Shall We Dance) đã được chọn là nhạc phim của bộ phim Shall We Dance.Nhóm cũng được xem là Bond (ban nhạc).

Năm 2005, nhóm đã cho ra mắt album đầu tiên có tên PCD. Album này đứng vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng Billboard 200 và đĩa đơn đầu tiên của họ, "Don't Cha" với khách mời Busta Rhymes đã gây bất ngờ khi "Don't Cha" đã chiếm ngôi vị số 1 trên hầu hết các bảng xếp hạng danh tiếng của thế giới và đoạt được các giải thưởng danh giá trong các lễ trao giải âm nhạc.

Sau thành công của đĩa đơn "Don't Cha", nhóm tiếp tục cho ra mắt single thứ 2 mang tên "Stickwitu", ca khúc này chiếm giữ vị trí thứ 5 tại Mỹ và vị trí số 1 tại Anh, khiến cho The Pussycat Dolls đã vượt mặt nhóm Spice Girls để trở thành ban nhạc nữ số 1 thế giới. Tuy nhiên đĩa đơn thứ 3 "Beep" cùng với rapper Will.I.Am lại không thành công lắm khi chỉ xếp vị trí thứ 13 tại Mỹ. Chỉ đến khi The Pussycat Dolls cho ra mắt đĩa đơn thứ 4 "Buttons" cùng với rapper Snoop Dogg thì nhóm lại thành công ngoài mong đợi. Ca khúc này chiếm vị trí thứ 3 tại Mỹ, vị trí thứ 3 tại Anh và có 23 tuần liên tiếp đứng vị trí số 1 tại bảng xếp hạng MTV Asia, và ca khúc này đã nhận được giải "Video nhạc dance xuất sắc nhất" tại lễ trao giải MTV Video Music Awards 2006.

Sau đó, nhóm cho ra mắt đĩa đơn thứ 5 có tên "I Don't Need A Man" tuy nhiên không thành công lắm, chỉ xếp vị trí thứ 93 tại Mỹ và vị trí thứ 7 tại Anh. Cuối năm 2006, nhóm cho ra mắt đĩa đơn thứ 6 có tên "Wait A Minute" với khách mời Timbaland. Ca khúc này tuy chỉ chiếm giữ vị trí thứ 28 tại Mỹ và vị trí thứ 60 tại Anh nhưng ca khúc này đã chiếm được rất nhiều cảm tình từ phía khán giả.

Đầu năm 2007, nhóm được chọn làm nghệ sĩ mở màn cho chuyến lưu diễn Back to Basics Tour của nữ danh ca Christina Aguilera. Năm 2008, nhóm phát hành album thứ 2 mang tên Doll Domination, với đĩa đơn đầu tiên "When I Grow Up" đã lọt vào Top 10 tại Mỹ. Nhóm đã trình diễn ca khúc này tại MTV Movie Awards vào ngày 1/6 và MTV Asia Music Awards vào ngày 2/8 năm 2008.

















Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất – Wikipedia tiếng Việt


Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (viết tắt là GHPGVNTN), thành lập vào tháng 1 năm 1964, là một trong những tổ chức Phật giáo hoạt động ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.



Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Vì chính sách nhiều người cho là ưu đãi Công giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm, Phật tử miền Nam Việt Nam đã xuống đường đông đảo ủng hộ Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Sự kiện Phật Đản năm 1963 khi Phật tử ở Huế công khai trương cờ Phật giáo ngày 8 tháng 5 bất chấp lệnh "cấm treo cờ" là ngòi thuốc nổ cho một chuỗi xung đột liên tục giữa chính quyền và các hội đoàn Phật giáo. Nhiều vụ vây chùa và bắt bớ tăng ni xảy ra trong cơn "Pháp nạn". Đến ngày 11 tháng 6 thì Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối chính sách bất bình đẳng của chính phủ. Sự kiện này gây chấn động khắp trong và ngoài nước khiến chính phủ Ngô Đình Diệm bị mất tín nhiệm. Năm tháng sau phe quân nhân đảo chính. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.

Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sinh tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối. Trước đó, Phật giáo Việt Nam không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nên tuy là số đông mà không có uy lực. Tổ chức quy mô toàn quốc duy nhất trước năm 1964 là Tổng hội Phật giáo Việt Nam thành lập từ năm 1951 gồm các thành phần Phật giáo Đại thừa khắp ba miền Nam, Trung, Bắc nhưng việc điều hành Tổng hội vẫn yếu. Phật giáo Nam tông thì lại có tổ chức riêng với tên Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy, trụ sở ở chùa Kỳ Viên, Sài Gòn. Cuộc chính biến thúc bách các tổ chức Phật giáo miền Nam và miền Trung thuộc Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) lẫn Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) đoàn kết gia nhập dưới một hiến chương thành một giáo hội, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cuộc họp bắt đầu từ ngày 31 Tháng Chạp năm 1963 tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn với:[1]


  1. Ủy ban Liên phái Phật giáo: Thượng tọa Thích Tâm Châu

  2. Giáo hội Tăng già Bắc Việt: Thượng tọa Thích Tâm Giác

  3. Thiền tịnh Ðạo tràng: Thượng tọa Thích Minh Trực

  4. Giáo hội Nguyên thủy Việt Nam: Thượng tọa Thích Pháp Tri

  5. Giáo hội Theravada: Lục cả Lâm Em

  6. Giáo hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam: Thượng tọa Thích Thanh Thái

  7. Giáo hội Tăng già Trung phần: Thượng tọa Thích Huyền Quang

  8. Giáo hội Tăng già Nam Việt: Thượng tọa Thích Thiện Hoa

  9. Hội Phật học Nam Việt: cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền

  10. Hội Phật giáo Nguyên thủy: cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu

  11. Hội Phật giáo Trung phần: Thượng tọa Thích Trí Quang

  12. Hội Việt Nam Phật giáo: cư sĩ Vũ Bảo Vinh

  13. Ðại diện Phật tử Theravada: cư sĩ Sơn Thái Nguyên

Hòa thượng Thích Tịnh Khiết được suy tôn làm Tăng thống. Thượng tọa Thích Tâm Châu được bầu vào chức vụ Viện trưởng Viện Hóa đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang giữ chức Tổng Thư ký Viện Tăng thống.[2]Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội.

Vì quan điểm trung lập chính trị, kêu gọi tái lập hòa bình tại Việt Nam, Giáo hội tuy được hoạt động đã gặp nhiều khó khăn với các chính phủ quân sự của tướng Nguyễn Khánh rồi Nguyễn Cao Kỳ trong những năm 1964-1967 và cả sau năm 1968 khi chiến tranh leo thang. Về mặt chính trị Giáo hội lập ra "Lực lượng Phật giáo Việt Nam", một cơ quan thuộc Viện Hóa đạo để tranh đấu và đề đạt nguyện vọng của Giáo hội với chính quyền. Chủ trương của Lực lượng này là làm áp lực với phe tướng lãnh để tái lập chính phủ dân sự. Ngoài ra Lực lượng Phật giáo cũng đòi phe Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giải giới và rút về phía bắc vĩ tuyến 17.[3] Dù trong hoàn cảnh sôi động đó Giáo hội vẫn hoạt động mạnh trong cả hai lãnh vực Phật sự lẫn xã hội.



Chùa Ấn Quang, trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước năm 1975

Sinh hoạt dân sự của Giáo hội là một bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa Phật giáo Việt Nam trong tinh thần nhập thế. Viện Cao đẳng Phật học, Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội, tuần báo Hải triều âm[4] (1964), tuần báo Chánh Đạo (1964-69), tuần báo Thiện mỹ,[5]Viện Đại học Vạn Hạnh,[6]Nhà xuất bản Lá Bối cùng những trường trung tiểu học, cô nhi viện, ký nhi viện, bệnh xá, chẩn y viện và các tổ chức thanh thiếu niên Phật giáo là thành quả lớn của Giáo hội. Tổ chức Gia đình Phật tử được đặt dưới quyền điều hành của Tổng vụ Thanh niên thuộc Viện Hóa đạo. Giáo hội cũng điều hành hệ thống tư thục trung tiểu học ở nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam dưới tên Trường Bồ đề thuộc Giáo dục vụ của Giáo hội.[7][8] Giáo hội cũng gửi đơn lên chính phủ cho thành lập, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Nha Tuyên úy Phật giáo để song hành với Nha Tuyên úy Công giáo trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thỉnh nguyện này được chấp thuận và thi hành.[9]

Năm 1971, Giáo hội lập thêm phân bộ hải ngoại với trụ sở đặt tại Paris, Pháp.[10]


Phân hóa[sửa | sửa mã nguồn]


Ngay từ giữa thập niên 1960 Giáo hội đã có sự rạn nứt trong giới lãnh đạo. Hàng giáo phẩm ngả thành hai khối: "khối Ấn Quang" (gồm ba đoàn thể) và "khối Việt Nam Quốc tự" (có tám đoàn thể).[11] Khối Ấn Quang (do Thượng tọa Thích Trí Quang và Đại đức Thích Nhất Hạnh lãnh đạo)[12] có khuynh hướng thiên tả nên bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra sắc luật 23/67 ngày 18 tháng 7 năm 1967 công nhận khối Việt Nam Quốc Tự thay vì khối Ấn Quang. Khối Ấn Quang từ đó hoạt động quyết liệt hơn trong việc ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam.[13] Khối Việt Nam Quốc Tự do Hòa thượng Thích Tâm Châu chủ trương thì chọn đường lối đấu tranh ôn hòa hơn.[12]



Ngọn tháp của Việt Nam Quốc Tự, một trụ sở quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước năm 1975

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo hội bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tịch thu các cơ sở. Khối Ấn Quang mặc dù đã ủng hộ Mặt trận Giải phóng cũng không được chính quyền mới chiếu cố. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những đụng độ giữa Giáo hội và chính quyền. Mười hai Phật tử và tăng ni đã tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ để phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo cùng những điều lệ bó buộc khác.[14] Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN[15]. Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phản kháng mạnh mẽ kêu gọi Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại học Vạn Hạnh bị nhà nước buộc phải đóng cửa.[14] Nhà xuất bản Lá Bối cũng phải ngưng hoạt động.[16] Ban lãnh đạo Giáo hội có gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì chính phủ phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh. Thượng tọa Thích Thiện Minh sau đó đã chết trong trại giam[15], thượng tọa Thích Quảng độ cho là ông đã bị đánh chết trong tù [17]. Để phản đối hành động áp bức này Hòa thượng Thích Đôn Hậu tuyên bố rút ra khỏi Mặt trận Tổ quốc và từ chức đại biểu Quốc hội.[18] Ngày 16 tháng 4 năm 1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.[15]

Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc.[19] Hàng ngũ giáo phẩm thiên tả trong Giáo hội ủng hộ đường lối này[16]. Trưởng ban vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Trí Thủ, lúc đó là Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN.[20] Theo "Hồ sơ Thống nhất Phật giáo" của Đỗ Trung Hiếu, đảng viên cán bộ được Ban Tôn giáo chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện việc hợp nhất Phật giáo thì Giáo hội mới sẽ nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.[21][22]

Nhiều lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất gia nhập tổ chức mới và trở thành lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam[cần dẫn nguồn] mới như Hòa thượng Thích Đôn Hậu (Tăng thống GHPGVNTN) làm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật GHPGVN đến khi qua đời;[23] Hòa thượng Thích Trí Thủ (Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN) làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đến khi qua đời; Hòa thượng Thích Trí Tịnh (Phó viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN) làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, nay là Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Đệ Nhất Phó pháp chủ GHPGVN.

Tuy nhiên một số thành viên khác của Giáo hội Thống nhất không chấp nhận tổ chức GHPGVN và bị chính phủ ép giải tán nhưng không qua văn bản chính thức của chính phủ. Ngày 24 tháng 2 năm 1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN bị cưỡng chiếm.[15] Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết. Mất trụ sở và nhân sự Giáo hội Thống nhất ngưng hoạt động hoàn toàn.



Tháp Phước Duyên, chùa Thiên Mụ, nơi trụ trì của Hòa thượng Thích Đôn Hậu, đệ Tam tăng thống của Giáo hội

Bước sang thời kỳ Đổi Mới của thập niên 1990 tại Việt Nam, mặc dù Hòa thượng Thích Đôn Hậu lúc đó là Phó pháp chủ[cần dẫn nguồn] kiêm Giám Luật Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhân danh Viện Tăng thống, trụ trì chùa Thiên Mụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ông hiệu triệu Phật tử Việt Nam toàn cầu khôi phục lại Giáo hội dưới hiến chương 1964.[18][24] Chúc thư ông đề ngày 15 tháng 11 năm 1991.[25] Hòa thượng Thích Huyền Quang tiếp nhiệm năm 1991 làm Xử lý Viện Tăng thống khi Hòa thượng Đôn Hậu viên tịch; năm 2003 Thích Huyền Quang được tôn là Đệ Tứ Tăng thống và càng phấn đấu hơn để phục hoạt Giáo hội Thống nhất kể cả việc đối đầu với chính phủ Việt Nam.[18] Vì thực hiện và phổ biến Di chúc hòa thượng Thích Đôn Hậu, chư Tăng chùa Linh Mụ bị đàn áp dữ dội, đưa tới cuộc biểu tình bốn mươi nghìn Phật tử Huế xuống đường ngày 24 tháng 5 năm 1993 đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa hề có dưới chế độ Cộng sản[15].


Hoạt động quốc nội[sửa | sửa mã nguồn]


Giáo hội đòi hỏi toàn quyền hoạt động ngoài sự chỉ đạo của chính phủ[18] nhưng không được. Điển hình là tháng 5 năm 1994 khi giáo hội tổ chức cứu trợ đồng bào tỵ nạn bão lụt miền Tây thì chính quyền ra lệnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.

Vì đã mất cơ sở cũ, Giáo hội lấy tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định, nơi trụ trì của Đức Tăng thống và thiền viện Thanh Minh ở Phú Nhuận, nơi trụ trì của Viện trưởng Viện Hóa đạo để điều hành sinh hoạt.

Mặc dù ngày 2 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hoà thượng Thích Huyền Quang, xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai. Thế nhưng, Giáo hội tiếp tục bị đàn áp, sách nhiễu thường trực. Mọi hoạt động của 20 Ban Đại diện Giáo hội tại các tỉnh thành đều bị ngăn cấm. Chùa Giác Minh của Hoà thượng Thanh Quang ở Đà Nẵng bị phong toả thường trực, các Đại lễ Phật Đản, Vu Lan hay Tết bị ngăn cấm tổ chức.[15]


Hoạt động ở hải ngoại[sửa | sửa mã nguồn]


Hòa thượng Thích Minh Tâm (1940-2013), chủ tịch Giáo hội ở Âu châu[26]

Năm 2007 Giáo hội cũng đặt thêm Văn phòng II Hải ngoại tại Hoa Kỳ để điều hành nhiệm vụ ngoài nước.[27] Trụ sở đặt ở chùa Điều Ngự thuộc thành phố Westminster, California.[28] Ở Âu châu có hội đồng điều hành khác do Hòa thượng Thích Minh Tâm chủ tọa.[26]

Những ngày lễ Phật giáo Giáo hội đều tổ chức nghi lễ, nhất là lễ Phật đản thì có diễn hành xe hoa trên đường phố.[29]

Ngoài hoạt động Phật sự, Giáo hội còn lên tiếng về những vấn đề xã hội trong cũng như ngoài nước như lời tuyên cáo lập trường về hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông vào Tháng Sáu năm 2011.[30]


Sự kiện Giáo chỉ số 9[sửa | sửa mã nguồn]


Vào cuối năm 2007, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lại có sự chia rẽ và phân hóa sâu sắc sau khi Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, để thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ Tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, đã ra bản Thông bạch thành lập cơ cấu mới của Giáo hội tại Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu và New Zealand gồm những thành viên trung kiên theo đường lối dân tộc và Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.[31] Tại hải ngoại, phản ứng của một số tăng ni Phật tử thì cho rằng Giáo chỉ số 9 là tiếm xưng.[32] Nội dung giáo chỉ số 9 và thông bạch xuất hiện vào năm 2007-2008 loại bỏ hầu hết tăng ni Phật tử hải ngoại ra khỏi giáo hội, chỉ còn một vài cơ sở như chùa Diệu Pháp tại California (Thích Viên Lý trụ trì), phòng thông tin Phật giáo quốc tế (do Võ Văn Ái làm giám đốc), chùa Như Lai (Thích Chánh Lạc), Chùa Pháp Vân (Thích Hộ Giác và Giác Đẳng) và Thích Thiện Tâm ở Canada. Hiện nay thành viên của giáo hội Phật giáo thống nhất trong cũng như ngoài nước đa số đều có gốc hoặc liên hệ đến chùa Di Đà Thập Tháp tại Bình Định và có khuynh hướng tông môn lãnh đạo hơn là giáo hội lãnh đạo, điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua danh sách thành viên giáo hội được công bố trong thời gian gần đây.



Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]


Giáo hội được chia thành hai bộ phận:


  • Viện Tăng thống: trông coi hàng giáo phẩm, có thể coi như ban nội vụ; Viện này có tám thành viên là tăng sĩ. Viện Tăng thống đặt trụ sở ở chùa Ấn Quang.[33]

  • Viện Hóa đạo: đảm nhiệm liên hệ với Phật tử, tức ban ngoại vụ. Viện có 12 thành viên gồm tăng lữ và cư sĩ. Viện Hóa đạo lấy chùa Việt Nam Quốc tự làm trụ sở hoạt động.[33]

Hội đồng Lưỡng viện giám sát cả hai.

Viện Hóa đạo có bảy ban, gọi là tổng vụ gồm:[34]


  1. Tổng vụ Tăng sự

  2. Tổng vụ Hoằng Pháp

  3. Tổng vụ Văn hóa Giáo dục (giám sát hệ thống trường Bồ đề)

  4. Tổng vụ Xã hội

  5. Tổng vụ Tài chánh và Kiến thiết

  6. Tổng vụ Cư sĩ

  7. Tổng vụ Thanh niên (đảm nhiệm Gia đình Phật tử và Lực lượng Phật giáo của thập niên 1960)

Bắt đầu vào thập niên 1960 Viện Hóa đạo có cho xuất bản hàng tháng tờ báo Từ Quang. Giáo hội thì có tờ nhật báo Chánh Đạo (1964-1969) làm cơ quan ngôn luận bán chính thức.[35] Nguyên thủy đây là tuần báo Hải triều âm. Sau tờ Chánh Đạo bị đình bản thì có tuần báo Thiện Mỹ và nhật báo Gió Nam.[5]


Địa phương[sửa | sửa mã nguồn]


Thời Việt Nam Cộng hòa thì 44 tỉnh thành được Giáo hội chia thành tám miền, đặt tên theo các vị cao tăng Việt Nam:[34]


  1. Miền Vạn Hạnh: Bắc duyên hải Trung phần từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trụ sở ở Huế

  2. Miền Liễu Quán: Nam duyên hải Trung Phần từ Bình Định đến Bình Thuận, trụ sở ở Quy Nhơn

  3. Miền Khuông Việt: Cao nguyên Trung phần từ Kontum đến Quảng Đức, trụ sở ở Ban Mê Thuột

  4. Miền Khánh Hòa: Miền Đông Nam Phần từ Bình Tuy lên Phước Long, Tây Ninh xuống đến Gia Định,

  5. Miền Huệ Quang: Miền Tây Nam phần Tiền Giang,

  6. Miền Khánh Anh: Miền Tây Nam phần Hậu Giang,

  7. Miền Quảng Đức: Thủ đô Sài gòn, trực thuộc Viện Hóa Đạo,

  8. Miền Vĩnh Nghiêm: Phật tử Miền Bắc di cư và đại diện cho cả Miền Bắc tuy trên thực tế Miền Bắc dưới sự kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không giữ liên lạc với Giáo hội.

Ở cấp tỉnh Giáo hội cũng lập Ban Đại diện, đôi khi xuống đến cấp quận tùy theo nhu cầu.[34]

Ở hải ngoại thì Giáo hội có 11 chi bộ trực thuộc Viện Hóa Đạo gồm các nước Anh, Ấn Độ, Canada, Cao Miên, Đức,Lào, Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ.


Sau 1975[sửa | sửa mã nguồn]


Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ thì cơ cấu tổ chức của Giáo hội bị thu hẹp nên tính đến năm 2008 thì Giáo hội chỉ còn văn phòng điều hành ở các tỉnh sau đây: Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang.

Văn phòng Viện Hóa đạo đặt tại chùa Giác Hoa thuộc Phường 7, quận Bình Thạnh.[36]

Tính đến năm 2013, khoảng 10% các cơ sở trước năm 1975 của Giáo hội Thống nhất còn thuộc quyền đảm nhiệm của Giáo hội. Số còn lại 90% đã bị chính quyền giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.[37]

Vùng Sài Gòn-Gia Định cũ thì đến năm 2014 chỉ còn mỗi chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm nhưng cũng bị áp lực giới chức địa phương đòi giải tỏa, theo lời vị sư trụ trì Thích Không Tánh thì nguyên do là để trấn áp giáo hội và phong trào xã hội dân sự nói chung.[38] Tháng 6 năm 2016, Thích Không Tánh lại cho biết, chính quyền đã đề nghị bồi thường đến 6 tỷ đồng để di dời chùa đến một mảnh đất hẻo lánh giáp ranh tỉnh Đồng Nai. Ông cho biết thêm: “Có thể một trong những lý do khiến chính quyền tìm mọi cách cưỡng chế, giải tỏa chùa là vì lâu nay vẫn diễn ra các hoạt động ‘ngoài luồng’ như phát quà cho thương phế binh của chế độ cũ, trợ giúp dân oan mất đất hay họp mặt các cựu tù chính trị hoặc các hội đoàn xã hội dân sự”.[39]


Hải ngoại sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]


Ở hải ngoại, Giáo hội có ba văn phòng riêng cho ba khu vực: Âu Châu, Hoa Kỳ, và Úc-New Zealand.[40] Năm 2007 Giáo hội lập Văn phòng II Viện Hóa Đạo do phó tăng thống Thích Hộ Giác điều hành.[41] Tổng thư ký là Thượng tọa Thích Viên Lý. Trụ sở của Văn phòng II đặt ở chùa Điều Ngự, Westminster, California.[42].


Danh sách Tăng thống[sửa | sửa mã nguồn]


Theo hiến chương GHPGVNTN thì Tăng thống chính thức khi được bầu ra từ một Đại hội. Trong giai đoạn Tăng thống trước đã viên tịch mà chưa tổ chức Đại hội thì có chức danh Xử lý thường vụ viện tăng thống, thường cũng được coi như Tăng thống lâm thời.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ khi thành lập đến nay đã có năm vị tăng thống và trong nhiều giai đoạn có Xử lý thường vụ viện Tăng thống.


  • Đệ Nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973).[43]

  • Đệ Nhị Tăng thống (1973-1979) Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979).[44]

  • Đệ Tam Tăng thống (1979-1991) Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1991).[45] Sau khi Đệ Nhị Tăng thống viên tịch năm 1979 cho đến 2003 không có Đại hội, do đó Hòa thượng Thích Đôn Hậu trên danh nghĩa chỉ là Phó tăng thống kiêm Xử lý thường vụ viện Tăng thống, tuy nhiên trên thực tế thường được coi là Tăng thống chính thức.

  • Đệ Tứ Tăng thống (2003-2008) Hòa thượng Thích Huyền Quang (1920-2008), giai đoạn 1991 - 2003 là Xử lý thường vụ Viện Tăng thống, Đại hội 2003 tại Hải ngoại suy tôn là Tăng thống.

  • Đệ Ngũ Tăng thống (2011) Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928). Hòa thượng làm Xử lý Thường vụ Viện tăng thống từ cuối 2008[46] đến tháng 11 năm 2011 trong kỳ Đại hội kỳ IX của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thì mới chính thức suy tôn là Đệ Ngũ Tăng thống.[47] Ngày 30 Tháng Tám, 2013, Hòa thượng Thích Quảng Độ ra bản cáo bạch từ chức tăng thống.[48] Tuy nhiên do sự cung thỉnh của chức sắc và Phật tử, ngày 4 tháng 9, Hòa thượng Quảng Độ đồng ý tiếp tục địa vị lãnh đạo.[33]

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trong chuyến đi thăm của Bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thanh Minh Thiền Viện, TPHCM vào ngày 17/3/2015, đã khẳng định: "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất là Giáo hội có tiếng nói đối lập duy nhất tại Việt Nam để đòi hỏi nhân quyền, tự do dân chủ cho 90 triệu người dân Việt Nam và chúng tôi sẽ tranh đấu đến cùng dù phải trả với bất cứ giá nào. Lập trường của Giáo hội, là không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị của Cộng sản."[49]



  • Civic Education Service. Two Viet Nams in War and Peace. Washington, D.C.: Civic Education Service, 1967.

  • Dommen, Athur J. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos and Vietnam. Bloomington, IN: Đại học Indiana Press, 2001.

  • Nguyễn Văn Lục. Lịch sử Còn Đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008.

  • Nguyen Van Canh. Vietnam Under Communism, 1975-1982. Stanford, CA: Hoover Institution Stanford University, 1983.

  • Smith, Harvey et al. Area Handbook for South Vietnam. Washington, D.C.: Government Printing Office, 1967.

  • Templer, Robert. Shadows and Wind, A View of Modern Vietnam. New York: Penguin Books, 1998.

  • Lâm Vĩnh Thế. Bạch Hóa Tài liệu Mật Của Hoa Kỳ Về Việt Nam Cộng Hòa. Hamilton, ON: Hoài Việt, 2008.


  1. ^ Niên biểu lịch sử Phật giáo Việt Nam

  2. ^ Lâm Vĩnh Thế, tr. 190.

  3. ^ Smith, Harvey H., tr. 238

  4. ^ Nguyễn Văn Lục, tr. 160.

  5. ^ a ă “Báo chí Phật giáo”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  6. ^ “Viện Đại học Vạn Hạnh”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  7. ^ “Chúc thư và Giáo chỉ của Đức cố Đệ Tứ Tăng thống”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  8. ^ “50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  9. ^ “Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu sẽ dự lễ hiệp kỵ tuyên úy Phật giáo”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  10. ^ “50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  11. ^ “Bạch thư về vấn đề chia rẽ giữa Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự” (PDF). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  12. ^ a ă Civic Education Service, tr. 86-87.

  13. ^ “Đại nạn của Phật giáo: Trích từ Bạch Thư Của Hòa Thượng Thích Tâm Châu”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  14. ^ a ă Dommen, Athur J., tr. 956.

  15. ^ a ă â b c d “Cuộc đàn áp quy mô Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất sau 30/4”. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2015. 

  16. ^ a ă Nguyen Van Canh, tr. 179.

  17. ^ Phỏng vấn Đại Lão HT Thích Quảng Độ về GHPGVNTN 40 năm qua, RFA, 2015-04-29

  18. ^ a ă â b “Vietnam: The Suppression of the Unified Buddhist Church”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  19. ^ “Vietnam: Religion”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  20. ^ “Lược sử Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  21. ^ “Hồ sơ "Thống Nhất Phật giáo". Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  22. ^ Templer, Robert, tr. 279-280.

  23. ^ “Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1992)”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  24. ^ “Chúc thư của Hòa thượng Thích Đôn Hậu”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  25. ^ Tinh thần dung hóa của tư tưởng dân tộc Việt

  26. ^ a ă "HT Thích Minh Tâm viên tịch"

  27. ^ “Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  28. ^ “Chùa Diệu Pháp”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  29. ^ Đại lễ Phật đản ở California theo Người Việt

  30. ^ "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu lên án Trung Quốc xâm lấn" theo RFI

  31. ^ Thi hành Giáo chí số 9, ngày 26 tháng 9 năm 2007

  32. ^ “Hải Triều Âm”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  33. ^ a ă â "Về Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội"

  34. ^ a ă â “50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  35. ^ Smith, Harvey et al., tr. 289.

  36. ^ Công an sách nhiễu chùa Giác Hoa ở Saigon

  37. ^ "Về Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội" theo BBC

  38. ^ "Chùa Liên Trì có nguy cơ bị xóa sổ" theo RFI

  39. ^ Chùa Liên Trì trước tin bị cưỡng chế , bbc, 23.6.2016

  40. ^ “Giáo hội PGVNTN Liên châu”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  41. ^ "Ngày Phật Ðản tại chùa Ðiều Ngự trong tôn nghiêm và đầy ý nghĩa" theo báo Người Việt

  42. ^ "Ðại Lễ Phật Ðản tại chùa Ðiều Ngự"

  43. ^ “Danh tăng Việt Nam”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  44. ^ “Hòa thượng Thích Giác Nhiên”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  45. ^ “Hòa thượng Thích Đôn Hậu”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. 

  46. ^ “Giáo hội bị cấm có tân lãnh đạo”. BBC Tiếng Việt. Ngày 17 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008. 

  47. ^ Đại hội GHPG Việt Nam Thống nhất kỳ IX tại California

  48. ^ "HT Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo..." theo RFI

  49. ^ Tổng lãnh sự Mỹ thăm Hòa thượng Quảng Độ, Ỷ Lan, RFA,ngày 19 tháng 3 năm 2015




Lâu Phàn – Wikipedia tiếng Việt


Lâu Phàn (chữ Hán giản thể: 娄烦县, âm Hán Việt: Lâu Phàn huyện) là một huyện thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện Lâu Phàn có diện tích 1289,85 km², dân số năm 2002 là 110.000 người. Huyện Lâu Phàn được chia thành các đơn vị hành chính gồm 3 trấn, 5 hương.


  • Trấn: Lâu Phàn, Đỗ Giao Khúc, Tĩnh Du, Điện Loan.

  • Hương: Mã Gia Trang, Cái Gia Trang, Mễ Dục Trấn, Thiên Trì.








Chuyến bay 122 của Hewa Bora Airways – Wikipedia tiếng Việt


Vụ rơi máy bay của hãng Hewa Bora Airways năm 2008
Sự kiện
Ngày
ngày 15 tháng 4 năm 2008
Mô tả tai nạn
lỗi lúc cách cánh
Địa điểm
Goma, Cộng hòa Dân chủ Congo
Hành khách
79
Phi hành đoàn
6
Dạng máy bay
McDonnell Douglas DC-9-51
Hãng hàng không
Hewa Bora Airways
Xuất phát
Goma
Chặng dừng
Kisangani
Điểm đến
Kinshasa

Ngày 15 tháng 4 năm 2008, chiếc máy bay McDonnell Douglas DC-9-51 của hãng Hewa Bora Airways rơi ở một khu vực dân cư Goma, Cộng hòa Dân chủ Congo.[1] Các báo cáo ban đầu cho thấy chuyến bay này của hãng Hewa Bora Airways chở từ 60-70 hành khách.[2]
Chiếc máy bay này rơi sau khi cất cánh vào lúc 14h30, giờ địa phương, địa điểm rơi quá đầu đường cất hạ cánh của sân bay một đoạn. Có sáu người sống sót, trong đó có phi công và phụ lái. Danh sách hành khách hành khách thì cho rằng có khoảng 100 hành khách,[3] but later reports indicated 85 dead and six survivors.[2][4]Liên minh châu Âu đã đưa tất cả các hãng hàng không của Cộng hòa Dân chủ Congo vào danh sách các hãng hàng không bị cấm ở EU. Tháng 10 năm 2007, một vụ rơi máy bay tương tự cũng xảy ra tại một khu chợ và dân cư tại thủ đô Kinshasa.




  1. ^ "Confusion over death toll" Reuters coverage 2008-04-15

  2. ^ a ă "Dozens Dead After Congo Plane Crash" Sky News 2008-04-15

  3. ^ Arnaud Zajtman, "Passenger plane crashes in Goma" France 24 2008-04-15

  4. ^ "Congolese plane crashes into market town" International Herald Tribune 2008-04-15



  • Dozens killed as DC-9 jet crashes in Congo Houston Chronicle

  • African air crash kills 75; 15 survive CNN

  • Video footage of disaster


Bản mẫu:Aviation-stub






Gia Tử Hà – Wikipedia tiếng Việt


Hắc Long Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Lịch sử • Chính trị • Kinh tế
Cáp Nhĩ Tân
Đạo Lý  • Nam Cương  • Đạo Ngoại  • Hương Phường  • Bình Phòng  • Tùng Bắc  • Hô Lan  • A Thành  • Song Thành  • Thượng Chí  • Ngũ Thường  • Y Lan  • Phương Chính  • Tân  • Ba Ngạn  • Mộc Lan  • Duyên Thọ  • Thông Hà
Hắc Long Giang trong Trung Quốc
哈尔滨伏尔加庄园中的圣•尼古拉大教堂.jpg
Tề Tề Cáp Nhĩ
Long Sa  • Kiến Hoa  • Thiết Phong  • Ngang Ngang Khê  • Phú Lạp Nhĩ Cơ  • Niễn Tử Sơn  • Mai Lý Tư  • Nột Hà  • Long Giang  • Y An  • Thái Lai  • Cam Nam  • Phú Dụ  • Khắc Sơn  • Khắc Đông  • Bái Tuyền
Kê Tây
Kê Quan  • Hằng Sơn, Kê Tây  • Tích Đạo  • Lê Thụ, Kê Tây  • Thành Tử Hà  • Ma Sơn  • Hổ Lâm  • Mật Sơn  • Kê Đông
Hạc Cương
Hưng Sơn, Hạc Cương  • Hướng Dương  • Công Nông  • Nam Sơn  • Hưng An  • Đông Sơn  • La Bắc  • Tuy Tân
Song Áp Sơn
Tiêm Sơn  • Lĩnh Đông  • Tứ Phương Đài  • Bảo Sơn  • Tập Hiền  • Hữu Nghị  • Bảo Thanh  • Nhiêu Hà
Đại Khánh
Tát Nhĩ Đồ  • Long Phượng  • Nhượng Hồ Lộ  • Đại Đồng  • Hồng Cương  • Triệu Châu  • Triệu Nguyên  • Lâm Điện  • Dorbod (Đỗ Nhĩ Bá Đặc)
Y Xuân
Y Xuân  • Nam Xoá  • Hữu Hảo  • Tây Lâm  • Thúy Loan  • Tân Thanh  • Mỹ Khê  • Kim Sơn Đồn  • Ngũ Doanh  • Ô Mã Hà  • Thang Vượng Hà  • Đới Lĩnh  • Ô Y Lĩnh  • Hồng Tinh  • Thượng Cam Lĩnh  • Thiết Lực  • Gia Ấm
Giai Mộc Tư
Tiền Tiến  • Hướng Dương  • Đông Phong  • Giao  • Đồng Giang  • Phú Cẩm  • Hoa Nam  • Hoa Xuyên  • Thang Nguyên  • Phủ Viễn
Thất Đài Hà
Đào Sơn  • Tân Hưng  • Gia Tử Hà  • Bột Lợi
Mẫu Đơn Giang
Ái Dân  • Đông An  • Dương Minh  • Tây An  • Mục Lăng  • Tuy Phân Hà  • Hải Lâm  • Ninh An  • Đông Ninh  • Lâm Khẩu
Hắc Hà
Ái Huy  • Bắc An  • Ngũ Đại Liên Trì  • Nộn Giang  • Tốn Khắc  • Tôn Ngô
Tuy Hóa
Bắc Lâm  • An Đạt  • Triệu Đông  • Hải Luân  • Vọng Khuê  • Lan Tây  • Thanh Cương  • Khánh An  • Minh Thủy  • Tuy Lăng
Đại Hưng An Lĩnh
Gia Cách Đạt Kỳ  • Tùng Lĩnh  • Hô Trung  • Tân Lâm  • Hô Mã  • Tháp Hà  • Mạc Hà

Zirconi – Wikipedia tiếng Việt


Zirconi,  40Zr

Zirconium crystal bar and 1cm3 cube.jpg
Tính chất chung
Tên, ký hiệu
Zirconi, Zr
Phiên âm
/zərˈkniəm/ zər-KOH-ni-əm
Hình dạng
Bạc trắng
Zirconi trong bảng tuần hoàn

Số nguyên tử (Z)
40
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar)
91,224
Phân loại
  kim loại chuyển tiếp
Nhóm, phân lớp
4, d
Chu kỳ
Chu kỳ 5
Cấu hình electron
[Kr] 5s2 4d2

mỗi lớp


2, 8, 18, 10, 2
Tính chất vật lý
Màu sắc
Bạc trắng
Trạng thái vật chất
Chất rắn
Nhiệt độ nóng chảy
2128 K ​(1855 °C, ​3371 °F)
Nhiệt độ sôi
4682 K ​(4409 °C, ​7968 °F)
Mật độ
6,52 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Mật độ ở thể lỏng
ở nhiệt độ nóng chảy: 5,8 g·cm−3
Nhiệt lượng nóng chảy
14 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơi
573 kJ·mol−1
Nhiệt dung
25,36 J·mol−1·K−1

Áp suất hơi














P (Pa)
1
10
100
1 k
10 k
100 k
ở T (K)
2639
2891
3197
3575
4053
4678
Tính chất nguyên tử
Trạng thái ôxy hóa
4, 3, 2, 1,[1] ​Lưỡng tính
Độ âm điện
1,33 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóa
Thứ nhất: 640,1 kJ·mol−1
Thứ hai: 1270 kJ·mol−1
Thứ ba: 2218 kJ·mol−1
Bán kính cộng hoá trị
thực nghiệm: 160 pm
Bán kính liên kết cộng hóa trị
175±7 pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thể
​Lục phương kết chặt

[[Tập tin:Lục phương kết chặt|50px|alt=Cấu trúc tinh thể Lục phương kết chặt của Zirconi|Cấu trúc tinh thể Lục phương kết chặt của Zirconi]]

Vận tốc âm thanh
que mỏng: 3800 m·s−1 (ở 20 °C)
Độ giãn nở nhiệt
5,7 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Độ dẫn nhiệt
22,6 W·m−1·K−1
Điện trở suất
ở 20 °C: 421 n Ω·m
Tính chất từ
Thuận từ[2]
Mô đun Young
88 GPa
Mô đun cắt
33 GPa
Mô đun nén
91,1 GPa
Hệ số Poisson
0,34
Độ cứng theo thang Mohs
5,0
Độ cứng theo thang Vickers
903 MPa
Độ cứng theo thang Brinell
650 MPa
Số đăng ký CAS
7440-67-7
Đồng vị ổn định nhất

Bài chính: Đồng vị của Zirconi

Zirconi là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Zr và số nguyên tử 40. Nó là một kim loại chuyển tiếp màu trắng xám bóng láng, tương tự như titan. Zirconi được sử dụng như là một tác nhân tạo hợp kim do khả năng cao trong chống ăn mòn của nó. Nó không bao giờ được tìm thấy như là một kim loại tự nhiên mà thu được chủ yếu từ khoáng vật zircon, chất có thể được làm tinh khiết nhờ clo. Zirconi lần đầu tiên được Berzelius cô lập từ dạng không tinh khiết vào năm 1824.

Zirconi không có vai trò sinh học nào đã biết. Nó tạo thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ, như điôxít zirconi và đibrômua zirconocen. Nó có 5 đồng vị nguồn gốc tự nhiên, ba trong số này là ổn định. Phơi nhiễm ngắn hạn với bột zirconi có thể gây ra các kích thích dị ứng nhẹ còn việc hít thở phải các hợp chất zirconi có thể gây ra u hạt da và phổi.





Một thanh tinh thể Zirconi

Zirconi là một kim loại mềm, dẻo và dễ uốn, ở trạng thái rắn khi có nhiệt độ phòng. Khi độ tinh khiết thấp thì nó trở nên cứng và giòn hơn.[4][5] Ở dạng bột thì zirconi rất dễ cháy nhưng ở dạng khối rắn thì nó khó bắt lửa hơn.[6] Zirconi có khả năng chống ăn mòn bởi các chất kiềm, axít, nước muối và các tác nhân khác rất cao.[7] Tuy nhiên, nó sẽ hòa tan trong các axít như axít clohiđric và axít sulfuric, đặc biệt là khi có mặt flo.[8] Các hợp kim của nó với kẽm sẽ có từ tính khi nhiệt độ dưới 35 K.[9]

Điểm nóng chảy của zirconi là 1855 °C, và điểm sôi là 4409 °C.[10] Zirconi có độ âm điện bằng 1,33 (theo thang Pauling). Trong số các nguyên tố khối d, zirconi có độ âm điện thấp hàng thứ tư sau yttri, luteti, hafni.[11]



Do khả năng chống ăn mòn tốt của zirconi nên nó thường được sử dụng như là tác nhân tạo hợp kim trong các vật liệu phải chịu tác động của môi trường có tính ăn mòn cao, chẳng hạn như các loại vòi,[12] các dụng cụ phẫu thuật, kíp nổ, các chất thu khí và các sợi của ống chân không. Điôxít zirconi (ZrO2) được sử dụng trong các nồi nấu phòng thí nghiệm, lò luyện kim, cũng như là vật liệu chịu lửa.[9] Zircon (ZrSiO4) được cắt thành đá quý để sử dụng trong ngành kim hoàn. Cacbonat zirconi ngậm nước (3ZrO2•CO2•H2O) từng được dùng trong mỹ phẩm dành cho da để trị tác động của sơn độc, nhưng đã bị loại bỏ do nó gây ra một số phản ứng làm hại da trong một số trường hợp.[4] Khoảng 90% lượng zirconi sản xuất ra được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân do nó có tiết diện bắt nơtron thấp và khả năng chống ăn mòn cao.[5][10] Các hợp kim của zirconi cũng được dùng chế tạo một số bộ phận của tàu vũ trụ do khả năng chịu nhiệt của nó.[13]


Tinh chế[sửa | sửa mã nguồn]



Sau khi được thu thập từ nước biển vùng duyên hải, khoáng vật rắn zircon được tinh chế bằng các thiết bị cô đặc xoắn ốc để loại bỏ cát sỏi dư thừa và bằng thiết bị tách từ trường để loại bỏ ilmenit và rutile. Các phụ phẩm sau đó có thể đổ vào môi trường một cách an toàn do chúng đều là thành phần tự nhiên của cát bãi biển. Zircon đã tinh lọc sau đó được tinh chế thành zirconi tinh khiết bằng khí clo hay các tác nhân khác rồi được nung kết dính cho đến khi đủ mềm đối với nghề luyện kim.[5] Zirconi và hafni đều có mặt trong zircon và chúng cực kỳ khó tách ra khỏi nhau do chúng có các tính chất hóa học rất tương tự.[13][14]



Khoáng vật zircon chứa zirconi hay các biến thể của nó (như jargoon, hyacinth, jacinth, ligure), được đề cập tới trong các văn bản của Kinh Thánh.[10][13] Khoáng vật này đã không được biết như là có chứa một nguyên tố mới cho tới tận khi Klaproth phân tích mẫu jargoon từ đảo Ceylon ở Ấn Độ Dương.Ông đặt tên cho ngyên tố mới này là Zirkonerde (zirconia).[7][10]Humphry Davy đã cố gắng cô lập nguyên tố mới này vào năm 1808 bằng điện phân, nhưng thất bại.[4] Zirconi (từ tiếng Syriac zargono,[15]tiếng Ả Rập zarkûn từ tiếng Ba Tư zargûn زرگون nghĩa là "giống như vàng")[13] lần đầu tiên được Berzelius cô lập ở dạng không tinh khiết vào năm 1824 bằng cách nung nóng hỗn hợp kali và florua zirconi-kali để phân hủy trong ống sắt.[7][10]

Phương pháp thanh kết tinh (hay phương pháp Iodua) do Anton Eduard van Arkel và Jan Hendrik de Boer phát minh năm 1925 là phương pháp công nghiệp đầu tiên để sản xuất ở quy mô thương mại zirconi kim loại nguyên chất. Phương pháp này diễn ra với sự phân hủy bằng nhiệt của tetraiodua zirconi (ZrI4). INó bị thay thế vào năm 1945 bằng phương pháp Kroll rẻ tiền hơn do William Justin Kroll phát minh, trong đó tetraclorua zirconi bị phá hủy bằng magiê.[5][16]

Zirconi chất lượng thương mại cho phần lớn ứng dụng vẫn còn chứa 1-3% hafni.[17]



Địa chất[sửa | sửa mã nguồn]


Xu hướng sản xuất khoáng vật zirconi cô đặc toàn thế giới

Zirconi có hàm lượng khoảng 130 mg/kg trong lớp vỏ Trái Đất và khoảng 0,026 μg/L trong nước biển,[18] mặc dù không bao giờ ở dạng kim loại tự nhiên. Nguồn thương mại chủ yếu chứa zirconi là khoáng vật silicat zirconi là zircon (ZrSiO4),[4][14] chủ yếu có ở Australia, Brasil, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Hoa Kỳ, cũng như ở dạng trầm tích với trữ lượng nhỏ hơn nhiều khắp thế giới.[5] 80% lượng zircon khai thác tại Australia và Nam Phi.[4] Ước tính trữ lượng zircon toàn cầu là trên 60 triệu tấn[19] và tổng sản lượng hàng năm là khoảng 900.000 tấn.[18]

Zircon là phụ phẩm trong khai thác và chế biến các khoáng vật titan như ilmenit và rutile, cũng như trong khai thác thiếc.[20] Giai đoạn từ năm 2003 tới năm 2007, giá của zircon đã tăng dần từ 360 USD tới 840 USD một tấn.[19] Zirconi cũng có trong trên 140 loại khoáng vật đã biết khác, như baddeleyit hay kosnarit.[21]

Nguyên tố này tương đối phổ biến trong các ngôi sao loại S, và nó cũng đã được phát hiện là có trong Mặt Trời cùng các thiên thạch. Các mẫu đá Mặt Trăng thu được từ chương trình Apollo có hàm lượng ôxít zirconi rất cao so với các loại đá trên Trái Đất.[7][14]

Xem thêm Khoáng vật zirconi.


Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]


Zirconi không có vai trò sinh học nào đã biết, mặc dù các muối zirconi có độc tính thấp. Cơ thể người trung bình chứa không quá 1 miligam zirconi, và nhu cầu mỗi ngày chỉ khoảng 50 μg. Hàm lượng zirconi trong máu người thấp ở mức 10 phần tỷ. Các thực vật thủy sinh dễ dàng hấp thụ zirconi hòa tan nhưng nó khá hiếm ở thực vật trên đất liền. 70% thực vật không chứa zirconi, còn những loài có chứa nó thì cũng không vượt quá 5 phần tỷ.[4]



Là một kim loại chuyển tiếp, zirconi tạo thành nhiều hợp chất vô cơ, như điôxít zirconi (ZrO2). Hợp chất này còn gọi là zirconia, có khả năng chống đứt gãy hiếm có và khả năng chống ăn mòn cao, đặc biệt là khi ở dạng hình hộp.[22] Các tính chất này làm cho zirconia là hữu ích khi làm lớp che phủ cản nhiệt,[23] và nó cũng là vật liệu thay thế phổ biến cho kim cương.[22]Tungstat zirconi là một loại vật chất bất thường ở chỗ nó co lại khi bị nung nóng thay vì giãn nở ra như ở các vật liệu khác.[10] Các hợp chất vô cơ khác của zirconi còn có hiđrua zirconi (II), nitrua zirconi, tetraclorua zirconi (ZrCl4), được dùng trong phản ứng Friedel-Crafts.[24][25]

Các hợp chất hữu cơ của zirconi thường được sử dụng như là chất xúc tác cho quá trình polyme hóa. Chất đầu tiên như thế là đibrômua zirconocen, được John M. Birmingham tại Đại học Harvard điều chế năm 1952.[26] Tác nhân Schwartz, do P. C. Wailes và H. Weigold điều chế năm 1970,[27] là một metallocene ((C5R5)2M) dùng trong tổng hợp hữu cơ để biến đổi các anken và ankyn.[28]



Zirconi nguồn gốc tự nhiên có 5 đồng vị. Zr90, Zr91, Zr92 là ổn định. Zr94 có chu kỳ bán rã 1,10×1017 năm. Zr96 có chu kỳ bán rã 2,4×1019 năm, là đồng vị tồn tại lâu dài nhất của zirconi. Trong số các đồng vị tự nhiên này thì Zr90 là phổ biến nhất, chiếm trên 51,45% khối lượng zirconi. Zr96 là ít phổ biến nhất, chỉ chiếm 2,80% zirconi.[29]

28 đồng vị nhân tạo của zirconi cũng đã được tổng hợp, có khối lượng nguyên tử từ 78 tới 110. Zr93 là đồng vị nhân tạo tồn tại lâu nhất, có chu kỳ bán rã 1,53×106 năm. Zrr110, đồng vị nhân tạo nặng nhất của zirconi, cũng là đồng vị tồn tại ngắn nhất, với chu kỳ bán rã chỉ là 30 miligiây. Các đồng vị phóng xạ với khối lượng nguyên tử từ 93 trở lên phân rã theo β-, trong khi các đồng vị có khối lượng từ 89 trở xuống phân rã theo β+. Ngoại lệ duy nhất là Zr88, phân rã theo kiểu ε.[29]

Zirconi cũng có 6 đồng phân hạt nhân, Zr83m, Zr85m, Zr89m, Zr90m1, Zr90m2, Zr91m. Trong số này thì Zr90m2 có chu kỳ bán rã ngắn nhất, chỉ 131 nanogiây còn Zr89m là tồn tại lâu nhất với chu kỳ bán rã 4,161 phút.[29]



Việc ăn hay hít thở phải Zr93, một đồng vị phóng xạ, có thể gây ra sự gia tăng trong khả năng phát triển ung thư.[18] Phơi nhiễm ngắn hạn với bột zirconi có thể gây ra dị ứng, nhưng chỉ khi tiếp xúc với mắt mới cần theo dõi y tế.[30] Việc hít thở phải các hợp chất zirconi có thể gây ra u hạt da và phổi. Hơi zirconi có thể gây ra u hạt phổi. Phơi nhiễm kinh niên đối với tetraclorua zirconi có thể làm tăng tỷ lệ chết ở chuột nhắt và chuột lang cũng như làm giảm hemoglobin máu và hồng cầu ở chó. OSHA khuyến cáo giới hạn phơi nhiễm trung bình 5 mg/m3 và 10 mg/m3 cho giới hạn phơi nhiễm ngắn hạn.[31]




  1. ^ “Zirconium: zirconium(I) fluoride compound data”. OpenMOPAC.net. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2007. 

  2. ^ Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition, CRC press.

  3. ^ Pritychenko, Boris; V. Tretyak. “Adopted Double Beta Decay Data”. National Nuclear Data Center. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2008. 

  4. ^ a ă â b c d Emsley, John (2001). Nature's Building Blocks. Oxford: Nhà in Đại học Oxford. tr. 506–510. ISBN 0-19-850341-5. 

  5. ^ a ă â b c “Zirconium”. How Products Are Made. Advameg Inc. 2007. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008. 

  6. ^ Winter, Mark (2007). “Key Information”. Zirconium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008. 

  7. ^ a ă â b “Zirconium”. Los Alamos Chemistry Division. Ngày 15 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008. 

  8. ^ Considine, Glenn D. biên tập (2005), “Zirconium”, Van Nostrand's Encyclopedia of Chemistry, New York: Wylie-Interscience, tr. 1778–1779, ISBN 0-471-61525-0 

  9. ^ a ă Winter, Mark (2007). “Uses”. Zirconium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008. 

  10. ^ a ă â b c d Lide, David R. biên tập (2007-2008), “Zirconium”, CRC Handbook of Chemistry and Physics 4, New York: CRC Press, tr. 42, 978-0-8493-0488-0 

  11. ^ Winter, Mark (2007). “Electronegativity (Pauling)”. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008. 

  12. ^ How It's Made. Mùa 10. Tập 09. Ngày 15 tháng 2 năm 2008. 

  13. ^ a ă â b Stwertka, Albert (1996). A Guide to the Elements. Nhà in Đại học Oxford. tr. 117–119. ISBN 0-19-508083-1. 

  14. ^ a ă â Winter, Mark (2007). “Geological Information”. Zirconium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008. 

  15. ^ Pearse, Roger (ngày 16 tháng 9 năm 2002). “Syriac Literature”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2008. 

  16. ^ Hedrick, James B. (1998), “Zirconium”, Metal Prices in the United States through 1998 (PDF), Cục Địa chất Hoa Kỳ, tr. 175–178, truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008 

  17. ^ “Zirconium”. Infoplease. Pearson Education. 2007. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. 

  18. ^ a ă â Peterson, John; MacDonell, Margaret (2007), “Zirconium”, Radiological and Chemical Fact Sheets to Support Health Risk Analyses for Contaminated Areas (PDF), Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, tr. 64–65, truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008 

  19. ^ a ă “Zirconium and Hafnium” (PDF). Mineral Commodity Summaries (Cục Địa chất Hoa Kỳ): 192–193. 1-2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. 

  20. ^ Callaghan, R. (ngày 21 tháng 2 năm 2008). “Zirconium and Hafnium Statistics and Information”. Cục Địa chất Hoa Kỳ. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. 

  21. ^ Ralph, Jolyon; Ida Ralph (2008). “Minerals that include Zr”. Mindat.org. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008. 

  22. ^ a ă “Zirconia”. AZoM.com. 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008. 

  23. ^ Gauthier, V.; Dettenwanger, F.; Schütze, M. (ngày 10 tháng 4 năm 2002). “Oxidation behavior of γ-TiAl coated with zirconia thermal barriers”. Intermetallics (Frankfurt, Đức: Karl Winnacker Institut der Dechema) 10 (7): 667–674. doi:10.1016/S0966-9795(02)00036-5. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008. 

  24. ^ Winter, Mark (2007). “Compounds”. Zirconium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008. 

  25. ^ Bora U. (2003). “Zirconium Tetrachloride”. Synlett: 1073–1074. doi:10.1055/s-2003-39323. 

  26. ^ Rouhi, A. Maureen (ngày 19 tháng 4 năm 2004). “Organozirconium Chemistry Arrives”. Science & Technology (Chemical & Engineering News) 82 (16): 36–39. ISSN 0009-2347. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008. 

  27. ^ P. C. Wailes và H. Weigold (1970). “Hydrido complexes of zirconium I. Preparation”. Journal of Organometallic Chemistry 24: 405–411. doi:10.1016/S0022-328X(00)80281-8. 

  28. ^ D. W. Hart and J. Schwartz (1974). “Hydrozirconation. Organic Synthesis via Organozirconium Intermediates. Synthesis and Rearrangement of Alkylzirconium(IV) Complexes and Their Reaction with Electrophiles”. J. Am. Chem. Soc. 96 (26): 8115–8116. doi:10.1021/ja00833a048. 

  29. ^ a ă â “Nubase2003 Evaluation of Nuclear and Decay Properties” (PDF). Nuclear Physics A (Atomic Mass Data Center) 729: 3–128. 2003. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2008. 

  30. ^ “Zirconium”, ICSC, ILO, 2004, truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2008 

  31. ^ “Zirconium Compounds”. NIOSH. Ngày 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2008.